Loading...
Ong vò vẽ đốt có độc không?
- Ong vò vẽ là một loại ong khá phổ biến ở nước ta. Được chi làm 2 nhóm chính: Loại nhỏ: Thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng; làm tổ cao, thích sống gần hơi ấm của con người và gia súc. Độc tính của nọc ong này khá cao; nếu bị đốt 40-50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để. Loại to: Làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, rất độc. Chỉ 1-2 con đốt đã có thể gây sốt. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc.
- Ong vò vẽ thường làm tổ nơi lộ thiên, trên cành cây hay bụi cây, có khi làm tổ trong mái nhà. Còn Ong đất thân màu đen, chấm vàng, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng, thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất, trong đống cây mục.
- Nọc độc của ong vò vẽ gồm các chất histamin (gây dị ứng rất mạnh và rất nhanh, khoảng 20-30 phút sau khi bị đốt) các enzym, peptid độc, serotonin và kinin. Các chất này gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề tại chỗ và lan tỏa, dẫn đến tổn thương gan và suy gan, tổn thương thận và suy thận, tiêu cơ vân, tan máu.
- Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phù mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; có thể liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn có thể gây nhược cơ trầm trọng.
Cách chữa ong đốt
Cách nhận biết ong vò vẽ đốt
- Các dấu hiệu chứng tỏ nạn nhân bị ong độc đốt là: nạn nhân than mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi mẩn, tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở. Khi đó, nên đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác. Phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Cách phòng tránh ong vò vẽ đốt
- Để phòng tránh bị ong đốt cần chú ý không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong (sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới), không chọc phá tổ ong nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn. Phát hiện sớm tổ và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4). Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ, không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt. Do đó, biết cách xử trí khi bị ong đốt là hết sức cần thiết. Khi bị ong đốt, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn.
Cách chữa ong đốt hiệu quả
- Các bệnh viện nhi luôn phải tiếp nhận các cháu bé bị ong đốt nhiều mũi đã bị tím tái, sốc, trụy tim mạch… Nhiều cháu tử vong dù được cứu chữa tận tình. Các bác sĩ cho biết, nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách, tình hình đã không nghiêm trọng như thế.
- Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (acid). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất; nhưng cũng có loại gần như không độc (ong mật).
- Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công). Sau đó, cần thực hiện một trong những cách sơ cứu sau:
- Xử trí theo y học hiện đại: Lập tức nhổ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim… để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.
- Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.
- Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.
- Xử trí theo y học cổ truyền: Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.
- Trước hết, phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
- Cách chữa ong đốt của Lương y Nguyễn Công Đức: Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.
Hình ảnh ong vò vẽ
Như vậy là chúng ta vừa được khám phá Ong vò vẽ đốt có độc không – Cách chữa ong đốt rồi. Là một nước nhiệt đới nên việc vo tình bị ong tấn công là chuyện thường tình. Chính vì vậy bạn cần trang bị những kiến thức hữu ích này cho các thành viên trong gia đình mình để đề phòng trường hợp bị ong đốt đặc biệt là ong vò vẽ. Chia sẻ Ong vò vẽ đốt có độc không – Cách chữa ong đốt với mọi người bạn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều hình ảnh động vật, ảnh thiên nhiên cùng nhiều hình ảnh đẹp khác nhé! Chúc các bạn luôn vui vẻ và có một gia đình thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc!
Loading...